Về việc thần thánh hoá các công dụng mỹ phẩm đã là đề tài nóng của ngành Y Tế. Liên tục là các cuộc thanh, kiểm tra nhưng vấn nạn trên không những không bị loại bỏ mà ngày càng nở rộ như một căn bệnh di căn.Thực trạng cho thấy việc chạy đua theo lợi nhuận, ép doanh số cho nhà phân phối, đại lý tuyến dưới của các bà chủ thương hiệu mỹ phẩm đã biến nhân viên của mình thành công cụ kiếm tiền bất chấp hậu quả, bất chấp đến sức khoẻ hay tính mạng của người dân
Công dụng của mỹ phẩm được CEO Đặng Thị Phương Anh “nổ” như thuốc điều trị trên trang Facebook
Việc thổi phồng quá đà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân dẫn đến hậu quả tiền mất và tật mang. Sức Khoẻ Việt liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc gửi đến tìm hiểu về tính pháp lý liên quan tới việc những bộ sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu A Cosmetics, đang được quảng cáo một cách thần thánh hoá như một loại thuốc đặc trị, thuốc chuyên khoa có khả năng trị thâm, trị mụn, tái sinh làn da, phục hồi tái tạo trẻ hoá da, trị nám chống nắng trẻ hoá da…
Cụ thể, chỉ cần vào trang facebook: Mỹ phẩm Phương Anh chính hãng A Cosmetic và các trang trên wedsite https://myphamphuonganh.com.vn/ và hàng loạt các trang thông tin bán hàng khác do bà chủ Đặng Thị Phương Anh điều hành đều có chung một việc là: Nhân viên cùng bà chủ vô tư nổ rất nhiều bộ sản phẩm như: Kem trị mụn (bộ 2 sản phẩm), kem face nám nhâm sâm, kem face Pháp, …và còn rất nhiều dòng sản phẩm được mô tả có “cánh” là bộ sản phẩm tái sinh da mụn, có khả năng “trị dứt điểm tất cả các loại mụn”, “bất chấp các loại da” xấu đến đâu cũng đẹp. “nếu không như ý Phương Anh Hoàn tiền”. Việc có hoàn tiền lại hay không thì không biết, nhưng nếu sản phẩm không đảm bảo, hiệu quả thì người tiêu dùng sẽ phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ để đi điều trị da tại bệnh viện.
Những siêu phẩm mang thương hiệu A Cosmetics trở thành thuốc điều trị
Pháp luật đã quy định: những quảng cáo nêu trên đang vi phạm quy định tại Điều 4, Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo. Theo đó, quy định có nêu rõ: Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc, đồng thời nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 19 và khoản 2, Điều 20 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 thì: “Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo. Đồng thời, chỉ được quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
Siêu phẩm trị mụn mang thương hiệu A Cosmetics do CEO do CEO Đặng Thị Phương Anh sản xuất và phân phối. |
Trước thực trạng nêu trên, dư luận đang quan tâm việc công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ đầu tư mỹ phẩm Phương Anh, mà bản thân là nữ CEO Đặng Thị Phương Anh có chịu trách nhiệm về những nội dung quảng cáo nêu trên hay không? Thông qua nội dung trên dư luận đặt câu hỏi, các sản phẩm mang thương hiệu A Cosmetics được đăng ký là mỹ phẩm nhưng tại sao lại quảng cáo, tư vấn như thuốc điều trị, đặc biệt những sản phẩm của A Cosmetics đã đủ điều kiện để được lưu hành theo đúng quy định của pháp luật chưa? Sai phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, mỹ phẩm mang thương hiệu A Cosmetics trên mạng internet trách nhiệm thuộc về tổ chức, cá nhân nào?
Để bảo đảm sự nghiêm minh của luật pháp, quyền và lợi ích của người tiêu dùng, thiết nghĩ các cơ quan chức năng, quản lý (đặc biệt là Thanh tra Sở Y tế Tp. HCM) cần kiểm tra, làm rõ, đồng thời xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh phân phối sản phẩm có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật, vi phạm những quy định của pháp luật.
Theo Tạp chí Sức Khỏe Việt: https://suckhoeviet.org.vn/dang-thi-phuong-anh-chu-thuong-hieu-a-cosmetics-bat-chap-thoi-cong-dung-my-pham-nhu-thuoc-chua-benh-3290.html
Discussion about this post